Lịch sử Junkers Ju 87

Chiếc Junkers 87 Stuka (Sturtz [dive – bổ nhào] kampf [bomber – ném bom] flugzeug [máy bay]) là đứa con tinh thần của Ernst Udet. Khi ông trở thành Tổng Thanh tra của lực lượng không quân Đức, nhờ uy tín lúc bấy giờ của ông bạn Hermann Goering, ông đã lên tiếng kêu gọi việc nghiên cứu và chế tạo loại máy bay "ném bom bổ nhào (dive-bomber)".

Ngày ấy, lý thuyết ném bom bổ nhào từng bị phê phán nặng nề. Ví dụ như Wolfram von Richthofen, giám đốc của Văn phòng Kỹ thuật của Bộ Hàng Không Đức đã kịch liệt phản đối với lý do rằng bất cứ máy bay nào bổ nhào xuống dưới tầm 2.000m sẽ dễ dàng bị bắn rơi bởi hỏa lực phòng không.

Phi đội máy bay ném bổ nhào đầu tiên của Đức sử dụng chiếc Heinkel He 50, một chiếc máy bay hai tầng cánh phần nào theo ý tưởng của Curtiss Warhawks nhưng thiết kế chủ yếu theo chuẩn của Nhật Bản. Sau đó những chiếc Henschel Hs 123 cũng cánh đôi đã thay thế He 50. Những chiếc Hs 123 tưởng như tạm thời này vậy mà cũng đã tham gia chiến trận gần như toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Cũng giống như chiếc Messerschmitt Bf 109, mẫu Stuka làm toàn bằng kim loại và dùng động cơ Rolls-Royce Kestrel vì lý do nhà máy sản xuất động cơ Junkers bị chậm trễ. Chiếc Stuka đã ra đời với khả năng đâm bổ ném bom ở góc 90⁰ thẳng đứng, với cửa sổ trong suốt dưới sàn buồng lái cho phép xem toàn cảnh của mục tiêu và cửa sổ bên trái của phi công được vẽ sọc đánh số 60⁰, 75⁰, 80⁰ nhằm tạo thuận tiện cho việc tinh chỉnh góc bổ nhào và nhẩm tính cho cú thả bom chính xác.

Sau tai nạn thảm khốc tháng 8 năm 1939 khi hầu hết những phi công mới vào nghề của Không đoàn Stuka (StukaGeschwader) 76 dưới sự chỉ huy của đại úy Walther Siegel đâm đầu xuống đất trong đợt tập huấn tại Neuhammer (Đức) vì lý do tính toán sai góc của áng mây dùng làn chuẩn, chiếc Stuka được nâng cấp và gắn kèm nhiều bộ phận tự động rất sáng tạo như bộ đo góc bổ nhào tự động, bộ kéo cần lái tự động giúp máy bay vút ngược lên cao ngay cả khi phi công đang bị ngộp sau cú bổ nhào. Nó còn có kèm theo bộ còi hụ bằng gió chói tai khi bổ nhào nhằm làm kinh hoàng đối phương.

Tập tin:Briefmarke Luftwaffe.jpg19431941

Chiếc Stuka trông rất cứng rắn, thậm chí trông hơi xấu xí với càng bánh dưới bụng máy bay được thiết kế gắn chết vào thân mà không thu vào được. Nó thực hiện cú bổ nhào ném bom rất chính xác và nói chung là rất hiệu quả trong những nhiệm vụ diệt xe tăng, tàu chiến hay đơn giản chỉ để … dọa đối phương bằng tiếng còi hụ. Nhưng những chiếc Stuka ban đầu lại khá chậm chạp, không thể vòng lượn gì mấy, vũ khí chỉ có 2 súng máy 7,92 mm và dễ dàng bị bắn hạ bởi máy bay chiến đấu của đối phương. Sau Trận chiến nước Anh, quân Đức chợt nhận ra rằng phải dùng máy bay chiến đấu làm chủ bầu trời trước khi để Stuka vào cuộc tấn công mặt đất thì mới hiệu quả và sau đó Stuka tiếp tục được dùng ở châu Âu, nhưng chủ yếu phía Nam cuộc chiến nơi mà Đồng Minh có ít máy bay, cụ thể là những thiệt hại đáng kể mà nó mang đến trong trận chiến tại CreteMalta, mặc dù nó cũng bị bắn hạ bởi những máy bay chiến đấu đời mới của Liên Xô tại mặt trận Xô-Đức.

Những chiếc JU-87B-1 sử dụng đội bay 2 người (phi công, xạ thủ ngồi sau). Với động cơ Junkers Jumo 211Da, nó bay với tốc độ tối đa 385 km/h, cao độ tối đa 8.000m và bay trong khoảng cách 600 km. Chiếc JU-87B-1 có 3 súng máy 7.92mm và 1 quả bom loại 500 kg hay 4 quả bom mỗi quả 50 kg.

Từ năm 1942, chiếc JU 87G-1 ra đời và được dùng chủ yếu để diệt xe tăng. Nó sử dụng động cơ Junkers Jumo 211J (1.400 hp), bay với tốc độ 314 km/h, cao độ 8.000m nhưng khoảng cách bay khá giới hạn ở 320 km. Lý do cho việc giảm tốc độ và khoảng cách bay là do hệ thống vỏ bằng thép gắn kèm theo để bảo vệ phi công và xạ thủ ngồi sau khi bay thấp trong những phi vụ diệt xe tăng. Nó được trang bị 2 đại bác 37mm và 1 súng máy 7.92mm dành cho xạ thủ ngồi sau.

Tổng cộng có khoảng 5.700 chiếc Stuka đã được sản xuất trước khi ngừng lại vào năm 1944.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Junkers Ju 87 http://www.sound-effect.com/sounds1/airplane/stuka... http://www.ww2incolor.com/gallery/movies/stuka_mov... http://www.youtube.com/watch?v=aTS686z0Cbo http://airliners.net/search/photo.search?front=yes... http://users.belgacom.net/aircraft1/avion1/125.htm... http://www.bellum.nu/basics/concepts/ju87tactics.h... http://www.warbirdsresourcegroup.org/LRG/ju87.html http://webarchive.nationalarchives.gov.uk/20121103... http://www.junkers.de.vu https://web.archive.org/web/20020212091528/http://...